Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sẹo lõm khiến tình trạng da không còn nguyên vẹn. Phổ biến nhất trong số đó là do hậu quả của bệnh đậu mùa và nhiều nhất là do mụn để lại. Đặc biệt là mụn bị viêm nặng, sau khi da lành lại thì đã mất đi một lượng lớn tế bào tại lớp biểu bì,làn da bị tổn thương do các tế bào sợi không đủ khả năng sản xuất ra collagen và elastin. Đồng thời, các chồi mao mạch, nguyên bào sợi, đại thực bào liên kết với các mô hạt ( trong đó có collagen) làm mất khả năng lấp đầy và phục hồi liên kết các mô nên xuất hiện những vết lõm hằn sâu trên bè mặt da Sẹo lõm thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là những lứa tuổi thiếu niên từ 16 tuổi trở đi.
Ở lứa tuổi này, nội tiết tố bên trong thay đổi rất dễ bị mụn. Vì khi tuyến nhờn mở rộng trong giai đoạn tuổi dậy thì kéo theo sự sản xuất chất nhờn tăng lên gây tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn cũng dễ dàng có cơ hội hình thành và phát triển. Sau khi lành mụn là sẹo, hình dạng của chúng ngày càng lộ rõ hơn và sâu hơn nếu không được điều trị kịp thời theo thời gian
Sau đây là một số nguyên nhân gây nên sẹo lõm “ khó ưa” này
Sẹo lõm do cháy rạ ( thủy đậu)
Đối với loại sẹo do cháy rạ gây nên sẽ có bề mặt rộng 3-8 mm, lớn hơn sẹo do mụn trứng cá gây nên .Mặc dù loại sẹo này không sâu nhưng bề mặt khá trơ, khó lòng chữa khỏi hay tự lành được
Sẹo lõm do các việc nặn mụn để lại
Khi nặn mụn không đúng cách, vết thương lành sẽ tạo thành sẹo lõm. Ở giai đoạn nghiêm trọng nhất của mụn trứng cá thường để lại bề mặt sẹo lớn. Dạng sẹo này thường bề mặt tròn đều hõm sâu, diện tích từ 2-5mm. Mật độ sẹo không cố định, có khi xuất hiện ở trán, hai bên má, mũi..

Một số nguyên nhân khác
Sử dụng mỹ phẩm trị mụn không đúng cách nhất là chứa nhiều corticoid giúp cho tình trạng da mụn cải thiện chỉ lúc đầu, nhưng sau đó mụn sẽ phát triển nhiều hơn và hình thành dạng mụn mủ và dạng nang Tác động lực vào những vết mụn như nặn, bóp, cấu, chích, hút mụn không giữ vệ sinh làm cho các vi khuẩn lây lan và phát triển rộng trên vùng da mụn, có nguy cơ tạo thành mụn mủ