Chúng tôi thực hiện tổ chức quản lý chất lượng trong sản xuất mỹ phẩm theo nguyên tắc Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm của các nước Đông Nam Á “CGMP ASEAN”.​

A. NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO

1. Nhân sự 

Nhân viên sản xuất có sức khỏe tốt và thành thạo trong vị trí được phân công. Các vị trí công tác của nhân viên trong sản xuất mỹ phẩm đều có bản mô tả công việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm. Mỗi vị trí công tác được giao, các cá nhân đều có trình độ phù hợp với trách nhiệm mà mình phụ trách.

 

2. Đào tạo

Nhân viên trước khi vào sản xuất được huấn luyện theo hai nội dung:

  • Huấn luyện hệ thống: bao gồm nội quy, chính sách, an toàn vệ sinh và an toàn lao động, cGMP ASEAN.

  • Huấn luyện chuyên biệt: về kỹ năng, thao tác chuyên môn và các quy trình sản xuất theo vị trí công tác.

 

B. NHÀ XƯỞNG
        Xưởng sản xuất mỹ phẩm bao gồm:

  • Kho nguyên liệu, bao bì mỹ phẩm có khu vực riêng cho: tiếp nhận, biệt trữ, bảo quản.

  • Kho thành phẩm có khu vực riêng cho: tiếp nhận, biệt trữ, bảo quản.

  • Phòng thay quần áo, rửa tay nhân viên, khu vực vệ sinh xa nơi sản xuất.

  • Phòng rửa và bảo quản dụng cụ.

  • Các phòng sản xuất: Pha chế kem, chiết rót vô tuýp, chai lọ và phòng đóng gói.

  • Tất cả các phòng được thiết kế dễ vệ sinh, có tường, trần, nền nhẵn mịn, cách nhiệt, thông thoáng, có hệ thống điều hòa nhiệt độ và hệ thống chiếu sáng đủ.

  • Các khu vực sản xuất khác nhau có vách ngăn hoặc rèm plastic.

 

​C. TRANG THIẾT BỊ
        Dây chuyền sản xuất được trang bị:

  • 02 Máy khuấy kem nhũ hóa & chiết rót: 100L/giờ, 200L/giờ
  • 03 Dây chuyền đóng gói & in số lô, hạn sử dụng.

1. Thiết kế và lắp đặt:   

Bề mặt thiết bị tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm đều bằng thép không rỉ, dễ làm vệ sinh. Thiết bị sản xuất có dây tiếp đất bảo vệ máy và an toàn cho người sử dụng.

2. Lắp đặt và vị trí lắp đặt

Thiết bị được lắp đặt ở vị trí hợp lý, theo chiều của dòng sản phẩm sản xuất.    

3. Bảo trì

Các thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm, được kiểm tra, hiệu chuẩn và bảo dưỡng định kỳ.

D. VỆ SINH VÀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH

1. Vệ sinh cá nhân:   

  • Tất cả nhân viên được khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
  • Nhân viên sản xuất phải mặc trang phục bảo hộ đầy đủ, sạch sẽ.
  • Giới hạn tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để tránh gây tạp nhiễm.
  • Nhân viên có bệnh truyền nhiễm hoặc vết thương hở không được vào khâu sản xuất có sản phẩm tiếp xúc trực tiếp không khí.

2. Vệ sinh nhà xưởng:

  • Nhân viên thực hiện vệ sinh nhà xưởng và kho theo thời khóa biểu, phương pháp quy định.
  • Thực hiện và kiểm soát vệ sinh phòng ốc trước và sau mỗi lô sản xuất để tránh gây tạp nhiễm, ô nhiễm chéo trên sản phẩm.
  • Khi phun chất diệt chuột, mối, côn trùng được lưu ý tránh nhiễm trên sản phẩm.
  • Chất thải rắn được thu gom, phân loại và đưa ra khỏi khu vực sản xuất vào cuối ngày.

3. Trang thiết bị và máy móc:

  • Thực hiện hút bụi, làm vệ sinh ướt và kiểm soát vệ sinh trên thiết bị, dụng cụ trên dây chuyền sản xuất trước và sau mỗi lô sản xuất theo quy trình thao tác chuẩn.

E. SẢN XUẤT

1. Nguyên liệu đầu vào

1.1. Nước dùng sản xuất

  • Hệ thống tinh khiết hóa nước cung cấp nước RO dùng trong sản xuất đạt tiêu chuẩn (hóa lý, vi sinh).
  • Chất lượng nước được Phòng Kiểm tra chất lượng theo dõi định kỳ.
  • Phòng Kỹ thuật bảo trì định kỳ hệ thống RO theo quy trình thao tác.

1.2. Kiểm tra nguyên vật kiệu, bao bì

  • Nguyên liệu có nguồn gốc cung cấp rõ ràng, tin cậy, các nguyên liệu được cấp giấy chứng nhận COA (Certificate of Analysis: giấy chứng nhận chất lượng do nhà sản xuất cung cấp gồm các chỉ tiêu lý tính và hóa tính và được cấp theo từng lô nguyên liệu) và MSDS (Material Safety Data Sheet: MSDS là phiếu An toàn hóa chất, gồm những nội dung liên quan đến an toàn khi sử dụng hóa chất)
  • Nguyên liệu và bao bì khi tiếp nhận đều được kiểm soát, kiểm tra đạt tiêu chuẩn về nhãn, hình thức, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và hạn dùng mới được đưa vào sản xuất mỹ phẩm.

1.3. Nguyên vật liệu, bao bì bị loại

  • Các lô nguyên liệu, bao bì không đạt tiêu chuẩn được chuyển vào khu biệt trữ và được trả lại nhà cung cấp hoặc hủy bỏ.

2. Hệ thống đánh số lô

2.1. Nguyên tắc

  • Thành phẩm có số lô cho mỗi lô sản xuất. Số lô được in trên bao bì trực tiếp và bao bì ngoài của mỹ phẩm.

  • Số lô không lặp lại trong cùng một sản phẩm, được dùng để truy xuất quy trình sản xuất và phân phối lô sản phẩm khi cần thiết.

2.2. Cấu trúc số lô sản xuất

  • Số lô sản xuất của mỹ phẩm có 7 ký tự số. Ví dụ: 420xxxx

  • 3 ký tự số chỉ số lệnh sản xuất (lệnh sản xuất số 420)

  • 4 ký tự số còn lại chỉ tháng & năm sản xuất.

3. Cân đo sản phẩm

  • Nguyên liệu được cân trong phòng cân của kho nguyên liệu. Bán thành phẩm được cân trên cân đặt ở dây chuyền sản xuất.
  • Cân dùng có độ chính xác thích hợp và được kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ.

3.2. Cấu trúc số lô sản xuất

  • Số lô sản xuất của mỹ phẩm có 7 ký tự số. Ví dụ: 420xxxx
  • 3 ký tự số chỉ số lệnh sản xuất (lệnh sản xuất số 420)
  • 4 ký tự số còn lại chỉ tháng & năm sản xuất.

3.3. Cân đo sản phẩm

  • Nguyên liệu được cân trong phòng cân của kho nguyên liệu. Bán thành phẩm được cân trên cân đặt ở dây chuyền sản xuất.
  • Cân dùng có độ chính xác thích hợp và được kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ.

 

F. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

1. Tổng quát

  • Hoạt động kiểm soát và kiểm tra chất lượng thực hiện trên nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm hoàn chỉnh, nhằm bảo đảm sản phẩm luôn luôn có chất lượng đồng nhất và tính năng phù hợp.
  • Mẫu thử nguyên liệu đầu vào và đầu ra của mỹ phẩm được thử nghiệm tại phòng kiểm nghiệm, trung tâm kiểm nghiệm có thẩm quyền hoặc căn cứ theo COA và MSDS của nhà cung cấp.
  • Mẫu lưu thành phẩm được theo dõi chất lượng định kỳ. Khi cần thiết, độ ổn định của mỹ phẩm tiếp tục được theo dõi, thử nghiệm cho đến khi hết hạn dùng.

2. Tái chế

  • Sản phẩm tái chế theo phương pháp đã được phê duyệt.
  • Sản phẩm tái chế chỉ xuất xưởng nếu đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng

3. Sản phẩm bị trả về

  • Thực hiện tiếp nhận, biệt trữ, lấy mẫu, kiểm soát, kiểm tra chất lượng, thanh lý hủy, lưu hồ sơ được theo quy trình thao tác chuẩn.
  • Sản phẩm bị trả về không đạt chất lượng được biệt trữ và xử lý theo quy định.

 

G. TÀI LIỆU SẢN XUẤT

1. Tổng quát

  • Tài liệu, hồ sơ được trình bày rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, kèm biểu mẫu ghi chép, được người thẩm quyền kiểm soát và phê duyệt.
  • Tài liệu được cập nhật, có thời gian hiệu lực, được kiểm soát để đảm bào chỉ có tài liệu hiệu lực được lưu hành.
  • Hồ sơ không được bôi xóa, nơi sửa lỗi còn đọc được dữ liệu ban đầu và kèm chữ ký, ngày tháng sửa lỗi.

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật

  • Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu bao gồm chỉ tiêu chất lượng cùng giới hạn, phương pháp kiểm nghiệm, điều kiện bảo quản.
  • Tiêu chuẩn chất lượng của bán thành phẩm, thành phẩm bao gồm chỉ tiêu chất lượng cùng giới hạn, phương pháp kiểm nghiệm, điều kiện bảo quản.

3. Tài liệu sản xuất

3.1. Công thức gốc & Quy trình sản xuất

Công thức gốc gồm các thông tin sau:

  • Cỡ lô sản xuất, mã số quy trình sản xuất áp dụng.

  • Thành phần, số lượng nguyên liệu, bao bì.

  • Quy trình sản xuất gồm các thông tin sau:

  • Danh mục thiết bị.

  • Mô tả các công đoạn sản xuất kèm theo các thông số kỹ thuật.

  • Các thời điểm lấy mẫu, kiểm soát cùng các chỉ tiêu chất lượng và giới hạn chấp nhận trong quá trình sản xuất.

3.2. Kiểm tra nguyên vật kiệu, bao bì

Hồ sơ được lập cho mỗi lô, gồm các thông tin được ghi chép trong quá trình sản xuất:

  • Ngày bắt đầu và ngày kết thúc của lô sản xuất.

  • Kiểm tra việc chuẩn bị nguyên liệu, bao bì và vệ sinh phòng ốc, thiết bị.

  • Công thức lô, cỡ lô sản xuất, số lô sản xuất, mã số quy trình sản xuất áp dụng.

  • Các công đoạn sản xuất, kiểm soát và lấy mẫu trên dây chuyền sản xuất.

  • Các sai lệch, hiệu chỉnh nếu có và hiệu suất của mỗi công đoạn.

  • Các phiếu kèm theo: phiếu cấp phát, phiếu cân nguyên liệu, phiếu vệ sinh trang thiết bị, phiếu kết quả kiểm nghiệm (bán thành phẩm, nước), các mẫu in của bao bì.

3.3. Hồ sơ kiểm tra chất lượng

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm của nguyên liệu, bao bì, nước, thành phẩm.

 

 

H. THANH TRA NỘI BỘ

  • Việc tổ chức ban thanh tra, kế hoạch thanh tra, nội dung thanh tra, lập biên bản thanh tra được tiến hành theo quy trình thao tác chuẩn.
  • Sau cuộc thanh tra thực hiện kế hoạch hành động khắc phục, phòng ngừa theo biên bản thanh tra nhằm cải thiện hoạt động sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

K. BẢO QUẢN

1. Khu vực bảo quản

  • Kho bảo quản có diện tích đủ rộng để phân chia ra các khu vực riêng biệt cho tiếp nhận, biệt trữ, bảo quản nguyên liệu – bao bì, lấy mẫu, cân và khu hàng trả lại nhà cung cấp.
  • Sản phẩm được sắp xếp dành riêng về chủng loại, số lô trên kệ, palet.
  • Nhân viên kho thực hiện định kỳ vệ sinh, kiểm soát điều kiện bảo quản (nhiệt, ẩm) trong khu vực bảo quản.
  • Kho được thiết kế thông thoáng, khô ráo, không bị ảnh hưởng của thời tiết, không bị côn trùng, chuột bọ xâm nhập và kiểm soát được nhiệt độ, ẩm độ. Kho được trang bị hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

2. Quản lý các hoạt động kho

2.1. Nhận hàng

  • Khi tiếp nhận, hàng được kiểm tra đối chiếu về nhãn nguyên liệu, số lượng, chất lượng giữa thực tế và các chứng từ giao hàng, đơn đặt hàng và phiếu kiểm nghiệm.
  • Hàng chỉ được nhập kho khi đạt kiểm tra đối chiếu, mẫu kiểm soát, kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.2. Kiểm soát

  • Các hoạt động của kho bao gồm tiếp nhận, cân, cấp phát, vệ sinh kho, bảo quản, quản lý số liệu tồn trữ, xử lý hàng kém chất lượng, xử lý hàng trả được thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn.
  • Kho có hệ thống tài liệu, hồ sơ theo dõi chính xác việc nhận, cấp phát, số lượng tồn trữ, và hạn dùng sản phẩm tồn trữ.
  • Kho thực hiện định kỳ kiểm kê thực tế tồn trữ.
  • Theo dõi định kỳ thành phẩm có thời gian bảo quản trên 6 tháng tại kho.

 

L. KHIẾU NẠI SẢN PHẨM

  • Bộ phận chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ phân phối; chuyển các khiếu nại đến bộ phận có trách nhiệm trực tiếp đến nguyên nhân gây khiếu nại; có trách nhiệm theo dõi quá trình giải quyết và tiếp xúc khách hàng đến khi khiếu nại được giải quyết thỏa đáng.
  • Bộ phận liên quan trưc tiếp có trách nhiệm đều tra nguyên nhân lô có sự cố và các lô có liên quan, đưa ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa sai lỗi khắc phục – phòng ngừa được lưu hồ sơ.