Kể tên 5 loại mụn nguy hiểm nhất trên thế giới.

Trước khi đọc bài viết này, chúng tôi xin lưu ý, có rát nhiều nguyên nhân gây ra mụ

1. Mụn bọc


Mụn bọc có nguy cơ để lại sẹo thâm rất cao.

Nguyên nhân:

Có 2 nguyên nhân chính hình thành nên mụn bọc đó chính là: nội tiết tố (hormone) và do vi khuẩn gây ra.

  • Sự mất cân bằng hormone: Mụn hình thành do cơ thể tiết quá nhiều dầu, mất cân bằng hormone dẫn đến sự tắc nghẽn ở lỗ chân lông và hình thành nên mụn.
  • Nội tiết tố: Do độc tố tích tụ trong cơ thể, thận và gan không thể lọc sạch toàn bộ độc tố được tiếp thu vào cơ thể từ thực phẩm, các chất nhuộm tóc… Chất độc không được lọc sạch sẽ bài tiết qua phổi và da. Chất độc bài tiết qua da hình thành nên mụn.

Hậu quả: 

Mụn bọc không được chữa trị sẽ để lại sẹo rỗ

Mụn bọc là loại mụn nguy hiểm có nguy cơ để lại vết thâm và sẹo mụn cao nhất trong các loại mụn. Không những thế, mụn bọc còn đáng sợ ở chỗ chúng rất khó điều trị mụn dứt điểm và rất dễ bị nhiễm trùng.

Cách nhận biết:

Mụn bọc khi mọc lên sẽ có biểu hiện là 1 vài nốt sần nhỏ, hơi cứng và có màu đỏ, hơi ngứa và đau rát. Mụn có thể phát triển riêng lẻ hoặc từng mảng. Khi mụn phát triển thì đầu mụn sẽ đỏ hơn, mụn mềm dần. Khi mụn vỡ thì nhân có mủ và máu.

1. Mụn ẩn dưới da


Nhân mụn ẩn thường nằm trong bên trong da.

Nguyên nhân: 

Mụn ẩn dưới da được hình thành do sự tích tụ của chất bẩn nằm ở dưới da, những chất bẩn này có thể là bụi bẩn, nchất dư của việc makeup  không được tẩy trang và vệ sinh sạch sẽ khiến nhân mụn hình thành.

Hậu quả:

Hậu quả của mụn ẩn dưới da rất đáng sợ, chúng giống như những quả bom nổ chậm. Chực chờ ở dưới da và sẵn sàng công phá làn da của bạn bất cứ lúc nào. Mụn ẩn thường mọc theo tảng chính vì vậy khi không được chữa trị kịp thời, kích nhân mụn lên để điều trị thì mụn ẩn sẽ tàn phá làn da của bạn và để lại sẹo thâm và sẹo mụn với diện tích lớn.

Untitled-1

Cách nhận biết:

So với các loại mụn khác thì mụn ẩn dưới da khó nhận biết hơn, mụn không trồi ra ngoài như các loại khác và có kích thước khá nhỏ, chúng thường mọc theo từng tảng. Khi mụn chưa nổi lên, da của bạn sờ vào thấy sần sùi, không đau, mọc theo từng cụm và sẽ lan ra xung quanh càng ngày càng lớn.

1. Mụn đầu đen


Mụn đầu đen khiến lỗ chân lông to và khó chữa trị.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính hình thành nên mụn đầu đen đó chính là việc vệ sinh da của chúng ta chưa tốt, để bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ và hình thành nên nhân mụn.

Mụn đầu đen được hình thành từ mụn đầu trắng, nhưng một phần nhân mụn trồi lên bề mặt da và bị oxy hoá hoặc do môi trường nhiễm bẩn nên đen phần đầu lại cho nên được gọi với tên gọi là mụn đầu đen.

Hậu quả:

hậu quả tồi tệ nhất mà mụn đầu đen mang lại đó chính là lỗ chân lông to. Sau khi bạn đã bị mụn đầu đen, thì những chỗ từng bị mụn sẽ tạo nên lỗ chân lông rất to, và tại những chỗ đó mụn sẽ bị đi bị lại nhiều lần nếu ta không có cách se khít lỗ chân lông thích hợp. Bên cạnh đó mụn đầu đen rất khó chữa trị, nếu không chữa trị dứt điểm thường sẽ bị đi bị lại.

Cách nhận biết:

Mụn đầu đen rất dễ nhận biết, mụn thường mọc đơn lẻ, đầu mụn bị oxi hóa nên có màu đen, thường nổi lên trên bề mặt da. Sờ vào thấy sần sùi nhẹ.

4. Mụn đầu trắng


Mụn đầu trắng mọc theo tảng và có nhân mụn màu trắng đục.

Nguyên nhân:

Mụn trứng cá được hình thành do tăng tiết bã nhờn, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mụn trứng cá, trong đó có thể kể đến 1 vài nguyên nhân như:

  • Sự gia tăng hoóc môn ở lứa tuổi thanh thiếu niên (điều này có thể làm cho các tuyến dầu bị bít lại thường xuyên hơn)
  • Thay đổi hoóc môn trong thời kỳ mang thai
  • Do gen di truyền

Hậu quả:

Mụn đầu trắng cùng thể mụn trứng cá như mụn đầu đen nhưng nhân mụn không hở và bị oxi hóa nên vẫn nằm dưới da và nhân mụn có màu trắng.

Đối với những loại mụn đầu trắng thể nhẹ thì bạn có thể nặn ra, chúng cũng không để lại hậu quả lớn. Nhưng đối với những loại mụn trứng cá thể nặng thì chúng có nhỏ có viêm, đau nhiều, có phù nề, và nốt sần, nốt có mủ rất nhiều, có thể gây sẹo lớn, có thể gây sẹo lớn

Cách nhận biết:

Mụn đầu trắng rất dễ nhận biết bởi những nốt mụn nhỏ nổi lên trên bề mặt da, nhân mụn có màu trắng mờ, sờ vào thấy sần sùi. Mụn đầu trắng thể nhẹ không gây đau rát nhưng mụn đầu trắng thể nặng sẽ viêm, đau nhiều, có phù nề, và nốt sần, nốt có mủ rất nhiều.

5. Mụn mủ


Sự nhiễm trùng của mụn mủ.

Nguyên nhân:

Mụn mủ là 1 thể của mụn trứng cá, khi lỗ chân lông (nang lông) bị nhồi nhét quá mức bởi dầu thừa và tế bào chết, nhân mụn to lên làm thành lỗ chân lông bị giãn và tạo ra các lỗ thủng nhỏ. Vi khuẩn gây mụn P.acnes phát triển trong lỗ chân lông sẽ phân hủy dầu thừa sinh ra các chất gây viêm da. Từ đó da bị viêm (sưng, đỏ). Mụn sần đỏ thường sẽ tiến triển sang mụn mủ.

Hậu quả:

Hậu quả lớn nhất mà mụn mủ đem lại đó chính là sự nhiễm trùng và mất thẩm mỹ. Mụn mủ thường mọc riêng lẻ hoặc theo cụm, nhân mụn thường là mủ và máu, rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy chỉ cần làn da bị cọ xát nhẹ sẽ làm vỡ nhân mụn. Nếu trên da đang có vùng da hở, vi khuẩn từ nhân mụn vỡ sẽ tiếp tục lây lan, tấn công và hình thành ổ mụn mới.

Cách nhận biết:

Là mụn Papules viêm nặng hơn, bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mụn sưng to và đau nhức hơn, tuy nhiên do chỉ mới viêm đến lớp nang lông, nên mụn không gây ra sẹo lõm và thâm nhiều như mụn bọc.

Mụn mủ không được điều trị đúng cách dễ lây lan và nhiễm khuẩn.

Để điều trị được các loại mụn này, các bạn cần phải nắm rõ được nguyên nhân gây ra mụn là gì, sau đó mới có thể nghiên cứu phương pháp trị mụn thích hợp.

 

Bài Viết Liên Quan

Gửi Bình Luận

x